Đọc kỹ bài này nếu bạn muốn Update lên MacOS High Sierra

Mục Lục

macOS High Sierra đã chính thức ra mắt, nếu bạn vẫn chưa cập nhật lên phiên bản macOS mới nhất này thì có thể đọc qua

Đầu tiên hãy kiểm tra qua danh sách những thiết bị có thể cập nhật lên macOS High Sierra:

  • MacBook (Late 2009 trở lên)
  • MacBook Pro (Mid 2010 trở lên)
  • MacBook Air (Late 2010 trở lên)
  • Mac mini (Mid 2010 trở lên)
  • iMac (Late 2009 trở lên)
  • Mac Pro (Mid 2010 trở lên)

Về cấu hình tối thiểu:

  • OS X 10.7.5 trở lên
  • Tối thiểu 2GB RAM
  • 14.3GB dung lượng trống để thực hiện quá trình cập nhật

Cách cài đặt sẽ có 2 cách quen thuộc, một là bạn có thể cài đặt trực tiếp từ file bộ cài, hai là tạo bộ cài, xóa dữ liệu và cài đặt mới hoàn toàn. Theo quan điểm của mình thì mình thường lựa chọn cách hai hơn, về cách cài đặt mình đã có nói qua bài viết này, bạn có thể tham khảo.Mặc dù vậy đối với người dùng tiếng Việt thì như macOS Sierra năm rồi, bộ gõ tiếp tục gặp vấn đề xung đột và thậm chí có phần còn khó chịu hơn. Có lẻ trong 1-2 bản cập nhật kế tiếp thì vấn đề này sẽ được khắc phục.

Sau khi mình lên macOS 10.13 chính thức thì bộ gõ Tiếng Việt mặc định đã hoạt động tốt, không còn tình trạng đứng, nhưng Command + A vẫn không sử dụng được và một số tổ hợp khác với Command cũng hay gặp vấn đề hoạt động không được. Cách lựa chọn thay thế tạm thời là bạn tải về bộ gõ khác để xài tạm. Mình hiện tại đang dùng GoTiengViet.

Như đã biết thì macOS High Sierra mới sẽ chạy trên định dạng ổ cứng mới của Apple là APFS. Tuy nhiên, thì không phải tất cả máy nào cũng sẽ được chuyển qua định dạng từ HFS+ sang APFS. Định dạng APFS sẽ được tự động và thông báo chuyển sang đối với các máy Mác sử dụng ổ SSD. Còn đối với ổ Fusion Drive cho các dòng iMac và ổ HDD thường sẽ không chuyển định dạng mà vẫn sử dụng định dạng HFS+ trên macOS 10.13.

Nếu như bạn đang dùng ổ đĩa Fusion Drive hoặc HDD mà muốn cài đặt macOS 10.13 trên định dạng APFS thì hãy tạo bộ cài Format sang định dạng APFS.

Ổ cứng/USB định dạng APFS sẽ không tương thích với macOS cũ

Đây là vấn đề cần lưu ý khi bạn đang có dự định format ổ cứng rời/USB của mình sang APFS. Mặc dù macOS High Sierra vẫn tương thích với HFS+ cũ tuy nhiên sẽ không có điều ngược lại, các phiên bản macOS cũ sẽ không thể tương thích và đọc được định dạng với APFS. Mình có thử nghiệm thì chỉ mới thấy macOS 10.12.6 là đọc được định dạng APFS, còn lại thì không.

APFS với FileVault

APFS được Apple nhấn mạnh vào việc sẽ mã hóa tốt hơn HFS+ vì vậy với macOS 10.13, APFS vẫn tương thích với FileVault. Nếu bạn có dùng FileVault trên HFS+ thì sẽ được tự động giải mã ổ cứng để chuyển sang APFS và mã hóa lại.

APFS với Bootcamp

Bootcamp sẽ không thể đọc được định dạng APFS, đây không phải là điều khá lạ vì trước đây thì Bootcamp cũng không đọc định dạng HFS+, nếu bạn muốn đọc định dạng APFS thì bạn sẽ cài thêm phần mềm cho Bootcamp Windows.

Kiểm tra các App thường xuyên dùng hoạt động tốt trên macOS 10.13 chưa

Mặc dù Apple có nói các ứng dụng hoạt động tốt trên HFS+ sẽ vẫn hoạt động được trên APFS. Tuy nhiên, không phải tất cả ứng dụng đều tương thích vì vậy bạn nên kiểm tra lại các App thường xuyên sử dụng xem đã có bản cập nhật hỗ trợ trên macOS 10.13 trước khi Update để tránh trường hợp không dùng được.

Nếu còn bất kì vấn đề nào về macOS mới, bạn hãy comment chia sẻ bên dưới nhé!

Theo congngheviet.com